Thị trường mở cửa phiên giao dịch sáng nay (1/10) với những cú "nhảy gap" của các chỉ số. Lực cầu tích cực cùng nguồn cung được tiết chế đã giúp các chỉ số tăng ổn định, đồ thị leo dốc.
VN-Index tạm kết phiên sáng tăng 13,29 điểm tương ứng 1,03% lên 1.301,23 điểm, một lần nữa chinh phục thành công cao độ 1.300 điểm - ngưỡng tâm lý rất quan trọng đối với cộng đồng đầu tư. HNX-Index tăng 2,24 điểm tương ứng 0,95% và UPCoM-Index tăng 0,19 điểm tương ứng 0,21%.
Sắc xanh bao phủ thị trường với tổng cộng 521 mã tăng giá so với 206 mã tăng trần. Tuy vậy, số lượng mã tăng trần vẫn rất khiêm tốn. Sàn HoSE chỉ có 1 mã tăng trần trong số 292 mã tăng, sàn HNX có 10 mã tăng trần và UPCoM có 10 mã tăng trần.
VN-Index lấy lại ngưỡng 1.300 điểm (Nguồn: DNSE).
Cổ phiếu lớn trong rổ VN30 phát huy tốt vai trò dẫn dắt với 27 trên 30 mã tăng, VN30-Index tăng 16,04 điểm tương ứng 1,19%, tăng mạnh hơn VN-Index. Riêng 30 mã thuộc rổ này đã chiếm một nửa tổng giá trị giao dịch HoSE, đạt 5.006,49 tỷ đồng.
VHM tăng 2,8% lên 44.000 đồng, dẫn đầu mức tăng trong VN30. Các cổ phiếu khác như STB, HPG, GVR, BID,MSN, TCB, ACB cũng tăng giá tích cực. Một số mã có khớp lệnh cao: HPG tăng 2,1%, khớp hơn 25 triệu đơn vị; TCB tăng 1,7%, khớp 19,3 triệu đơn vị; MBB tăng 1,4%, khớp 10,5 triệu đơn vị.
Vốn là nhóm rất "nhạy" với xu hướng thị trường, cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính khởi sắc với giao dịch sôi động. ORS tăng trần sớm nhất, khớp lệnh đạt 15,8 triệu đơn vị và dư mua giá trần 1,2 triệu cổ phiếu. BSI tăng 4,6%; VIX tăng 4,2%, khớp lệnh 35,2 triệu cổ phiếu; TVB tăng 3,3%; VDS tăng 2,7%; AGR tăng 2,6%; CTS tăng 2,6%; TCI tăng 2,5%; VND tăng 2,3%; HCM tăng 2,1%...
Thanh khoản có sự nới rộng đáng kể, cho thấy sự ủng hộ của dòng tiền khi chỉ số đại diện sàn HoSE "công phá" 1.300 điểm. Theo đó, sáng nay khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 466,33 điểm tương ứng 10.699,75 tỷ đồng; con số này trên HNX là 45,55 triệu cổ phiếu tương ứng 750,21 tỷ đồng và trên UPCoM là 29,77 triệu cổ phiếu tương ứng 379,78 tỷ đồng.
Hầu hết cổ phiếu bất động sản tăng giá. Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh nhất, tăng 6,8%, có thời điểm được giao dịch giá trần. FDC tăng 5,6%; LDG tăng 2,8%; KDH tăng 2,3%; NTL, NVL cùng tăng 1,8%.
Theo các thống kê, trong vòng 30 tháng, VN-Index đã có 7 lần chạm hoặc áp sát 1.300 điểm, trong đó chỉ tính từ đầu năm 2024, vùng kháng cự trên đã 5 lần làm khó chỉ số. Vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm là xu hướng chỉ số sẽ ra sao sau khi vượt qua mốc 1.300 điểm.
Lần gần nhất thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ từ mốc này đã từ cuối tháng 8/2021, sau đó tiếp tục chinh phục các mốc quan trọng khác là 1.400 điểm và 1.500 điểm trước khi quay đầu rơi vào "down-trend" vào tháng 4/2022.
" alt=""/>Chứng khoán vượt 1.300 điểmCông ty cổ phần Đầu tư LDG (mã chứng khoán: LDG) công bố thông tin về việc Tòa án Nhân dân cấp cao tại TPHCM hủy quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai với doanh nghiệp này.
Quyết định trên nêu rõ, khoản nợ của Công ty LDG và Công ty Phúc Thuận Phát là khoản nợ chưa được thống nhất giá trị và phương thức thanh toán. Công ty LDG không mất khả năng thanh toán, hoạt động của doanh nghiệp này diễn ra bình thường và ổn định.
Trong phiên giao dịch hôm nay (16/8), cổ phiếu LDG đã tăng trần lên mức 2.030 đồng/đơn vị. Sau thời điểm có thông tin về quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai, cổ phiếu này có nhiều phiên giảm sâu.
Trước đó vào cuối tháng 7, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết định mở thủ tục phá sản với LDG. Công ty đã cho biết vụ việc liên quan đến khoản nợ chưa thống nhất với Công ty Phúc Thuận Phát. Cụ thể, Công ty LDG đã ký kết các hợp đồng với Công ty Phúc Thuận Phát để thực hiện thi công một số hạng mục công trình tại Dự án Khu dân cư Tân Thịnh (Đồng Nai).
Toàn cảnh dự án Khu dân cư Tân Thịnh của LDG (Ảnh minh họa: Kim Ngọc).
Theo LDG, trong quá trình thực hiện, dự án đã gặp phải vướng mắc về thủ tục pháp lý đầu tư dự án. Đến thời điểm hiện tại, các vướng mắc này vẫn chưa được tháo gỡ, ảnh hưởng đến quá trình triển khai đầu tư xây dựng dự án.
Trong bối cảnh đó, LDG cho biết đã thực hiện thanh toán cho công ty Phúc Thuận Phát 95% giá trị quyết toán của các hợp đồng. Tuy nhiên, 2 công ty này vẫn còn một số khoản nợ tồn đọng chưa được hoàn tất.
Công ty LDG nói thêm đã nhiều lần làm việc với Công ty Phúc Thuận Phát về giá trị công nợ còn tồn đọng và gia hạn tiến độ thanh toán nhưng phía Phúc Thuận Phát vẫn chưa thống nhất được nội dung này. Do đó, Công ty Phúc Thuận Phát đã yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản.
LDG đã có văn bản trình bày gửi đến Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai và Tòa án nhân dân Cấp cao tại TPHCM, đề nghị xem xét lại và hủy quyết định mở thủ tục phá sản.
Công ty LDG khẳng định không mất khả năng thanh toán và vẫn đang đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Công ty đã và đang tiếp tục nỗ lực đàm phán, trao đổi để thống nhất với các đối tác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của tất cả các bên có liên quan.
" alt=""/>LDG được hủy quyết định mở thủ tục phá sản, cổ phiếu tăng trần